Dịch vụ thuê ngoài (BPO) sẽ gây chú ý cho các DN

Dưới đây là 10 dự báo cho ngành ICT Việt Nam năm 2011 (IDC’s top 10 ICT predictions for the Vietnam ICTindustry in 2011).
1.Tăng trưởng chi tiêu CNTT của Việt Nam dẫn đầu thị trường châu Á Thái Bình Dương
Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại, nhu cầu về thiết bị cầm tay tăng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện là những yếu tố chính cho thấy chi tiêu CNTT ở Việt Nam sẽ tăng lên trong năm 2011. Cụ thể, theo dự báo của IDC, tổng chi tiêu cho CNTT của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt mức tăng trưởng 17%; trong đó, dịch vụ CNTT tăng 18,5%, chi tiêu phần cứng tăng 17% và chi tiêu cho phần mềm đóng gói tăng 14,4%.
2. Các dự án Chính phủ sẽ thúc đẩy chi tiêu CNTT trong lĩnh vực công
Chính phủ Việt Nam gần đây đã công bố hàng loạt các kế hoạch định hướng nhằm biến Việt Nam thành một “quốc gia phát triển về ICT”. Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM là 3 thành phố được chính phủ chú trọng đầu tư nâng cấp cả về hạ tầng chiến lược và phần cứng, phần mềm xuyên suốt trong mọi hoạt động dịch vụ công (y tế, giáo dục, năng lượng, môi trường sinh thái, vận tải và thông tin truyền thông).
3. Dịch vụ Data Center sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn
Rất nhiều các data center ở Việt Nam đã và đang có kế hoạch xây dựng với những con số ấn tượng. Bên cạnh các data center lớn như Vianadata, Thăng Long, Mắt Bão, các nhà đầu tư khác như Lạc Việt, VDC…, các ngân hàng cấp trung và các nhà cung ứng dịch vụ nhỏ cũng đang và sẽ đầu tư vào data center. Kỳ vọng giá trị đầu tư tài sản (CAPEX) tổng hợp từ trước đến nay cho data center thương mại tại Việt Nam đạt hơn 244 triệu USD vào cuối năm nay.

Dịch vụ thuê ngoài (BPO) sẽ gây chú ý cho các DN
Dịch vụ thuê ngoài (BPO) sẽ gây chú ý cho các DN

4. Các khu vực vùng sâu/vùng xa sẽ dành nhiều sự chú ý về CNTT
Có được sự chú ý đầu tư về CNTT của chính phủ vào lĩnh vực công, việc ứng dụng CNTT sẽ được đẩy mạnh hơn ở các vùng sâu vùng xa bởi các dự án của chính phủ (“Dự án 1 triệu máy tính cho giáo dục”, “Dự án phát triển phổ thông trung học” và “Chương trình nâng cao việc sử dụng máy tính và truy cập internet cộng đồng”). Các nhà sản xuất máy tính cũng luôn đưa ra các chiến dịch kinh doanh phù hợp với các kế hoạch trong lĩnh vực công của chính phủ.
5. Truyền thông xã hội (Social Media) sẽ chiếm vị trí quan trọng
Các mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ cho dù bị hạn chế bởi sự can thiệp của các nhà quản lý. IDC cho rằng trong năm 2011, sự kết hợp giữa các mạng này với các công cụ cộng tác sẽ đổi mới cách thức tương tác trực tuyển trong kinh doanh, đặc biệt là giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả marketing.
6. Dịch vụ Điện toán đám mây sẽ thành hiện thực
Dịch vụ điện toán đám mây đang dần hình thành và phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên các dịch vụ này cũng phải đối mặt với các vấn đề về an ninh bảo mật. Để điện toán đám mây có thể thực sự phát triển, những đổi mới, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng CNTT và mua sắm cho lĩnh vực công từ phía chính phủ là hết sức quan trọng.
7. Tiềm năng cho An ninh bảo mật
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được tầm quan trọng của an ninh bảo mật. Vì vậy, IDC dự đoán trong năm 2011, an ninh bảo mật sẽ là 1 trong những dịch vụ được các nhà cung cấp CNTT chào bán cho khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và một số lĩnh vực như an ninh bảo mật và quản lý tổn thương (SVM).
8. Dịch vụ thuê ngoài (BPO) sẽ gây chú ý cho các DN
Tổng doanh thu dịch vụ BPO tại Việt Nam ước đạt 23,6 triệu USD trong năm 2010. IDC dự đoán, dịch vụ chăm sóc khách hàng BPO sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ trung bình trong 5 năm (CARG) là 17,9%, đạt khoảng 20,53 triệu USD vào năm 2014. Tài chính và kế toán sẽ là những dịch vụ BPO then chốt trong nhiều năm nữa.
9. Nội dung số sẽ tiếp tục tăng trưởng khả năng thương mại
Với sự hỗ trợ từ phía chính phủ Việt Nam (Chương trình phát triển nền công nghiệp nội dung số – DCI), IDC tin rằng ngành công nghiệp nội dung số sẽ là một ngành then chốt trong năm 2011 và 4 lĩnh vực sẽ có khả năng thương mại hóa nội dung bao gồm: dịch vụ mạng di động, trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến và thương mại điện tử.
10. 3G sẽ thúc đẩy dịch vụ giá trị gia tăng cho các nhà mạng
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam đều đã triển khai hạ tầng mạng 3G trong năm 2010 với tổng giá trị đầu tư lên đến 2 tỷ USD. Mức độ bao phủ về mặt địa lý của 3G sẽ đạt gần 98% vào cuối năm 2012. Số lượng thuê bao 3G được dự đoán đạt 8 triệu vào năm 2011.

Nguồn: http://www.nss.vn

(Tóm lược bởi MP Telecom)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1900 585853