Tôi không ngại quá trình nhưng tôi không thích sự thay đổi.
– Mark Twain
Bản chất của con người là trốn tránh làm lại một công việc.
Không, thực chất, bản chất ngại thay đổi đã gắn chặt vào suy nghĩ chúng ta.
Vào những năm 1960, Marshall McLuhan đã viết rằng, chúng tôi hiểu thế giới xung quanh bằng cách đánh giá sự vật và quyết định xem liệu nó có quan trọng, sau đó dành thời gian suy nghĩ về nó. Chúng ta không liên tục đánh giá lại mọi thứ vì việc đó có thể dẫn đến trì trệ hành động. Chúng ta quá bận rộn để quyết định xem, liệu rằng chúng ta có thích chiếc cà vạt của một người dẫn chương trình và chú ý vào nó, thay vì lắng nghe những gì họ nói…cho dù những thứ đó quan trọng.
Cách đánh giá này có thể gây tác dụng ngược lại khi chúng ta không dành thời gian để xem xét lại sự việc khi chúng ta có thông tin mới.
Bạn sẽ thất bại nếu không chịu thay đổi!
Không gì có thể tồn tại mãi mãi, đặc biệt là phần mềm.
Nhưng điều đó không hẳn là xấu. Khi phải trải qua quá trình chuyển đổi tất yếu với các hệ thống hỗ trợ mới, bạn thường nhận được một số tính năng mới, nhưng đôi khi bạn cũng có thể nhận được những thứ có thể thay đổi cuộc sống của bạn tốt hơn. Cố gắng duy trì tất cả quy trình kinh doanh hiện tại của bạn có thể khiến bạn bỏ lỡ những điều mới giúp cho công việc của bạn dễ dàng hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn hoặc làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và có lợi nhuận hơn.
Tôi biết là bạn không muốn dành cả ngày để liên tục đánh giá lại công việc (chúng ta đều dành rất nhiều thời gian trong phòng họp mà chẳng thay đổi được điều gì). Tương tự như thế, bạn không muốn bỏ lỡ điều gì quan trọng – và để đạt được điều đó thì bạn phải xem xét lại các mục tiêu của mình.
Việc này không cần 1 quá trình lâu dài, chỉ cần bạn dành định kì 30 phút để xem xét làm sao có thể giúp công ty kinh doanh hiệu quả hơn.
Hãy hỏi vài câu hỏi đơn giản như:
• Công ty đang cố gắng làm gì
• Khách hàng muốn gì và họ muốn chúng ta thuyết phục họ như nào
• Tìm hiểu xem công nghệ mới đã được đưa ra thị trường nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu của mình và làm hài lòng khách hàng chưa.
• Tìm những người có tiếng nói trong team và mời họ ăn trưa để cùng thảo luận
• Hoặc tìm 1 người tư vấn để thực hiện 1 cuộc họp và bàn luận về những ý tưởng lớn hơn
Đáp lại những kỳ vọng
Đây là thời điểm hoàn hảo để tổ chức một trong những cuộc thảo luận đó khi đã đến lúc bạn cần cài đặt một phần mềm mới hoặc hệ thống của bạn đã sắp lỗi thời. Kể cả khi mọi thứ đều hoạt động tốt đẹp trong 1 trạng thái ổn định, khách hàng và nhân viên của bạn lại đang thay đổi kỳ vọng của họ mỗi ngày dựa trên những trải nghiệm với Amazon, Apple hay thậm chí là ở phòng khám nha khoa.
Có khá nhiều công cụ hay có thể giúp công việc kinh doanh của bạn thoát khỏi sự “chậm chạp và ổn định” (hãy nhớ, ổn định có thể là tốt nhưng không phải trong quá trình tăng trưởng). Việc này bao gồm những phần mềm được tái thiết bởi những bộ óc thông minh và thường bắt đầu bằng những câu hỏi như: “Chúng ta đang cố gắng làm gì?”, “Làm sao để làm tốt hơn nữa” và “Sử dụng phần mềm này có làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”. Nghe chúng khá quen đúng không?
Giờ đến lượt tôi đặt câu hỏi. Công ty của bạn sẽ ra sao khi nhân viên của bạn làm việc với hiệu quả tối đa và khách hàng của bạn thì xuất hiện ở khắp mọi nơi –mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi phương thức mà họ muốn?
Nghe có vẻ như đây là mục tiêu xa vời. Nhưng nó thực sự không xa…bạn có thể làm ngay hôm nay.
Bạn vừa tưởng tượng công việc kinh doanh của mình với PureCloud, giải pháp đám mây của chúng tôi. Hãy trải nghiệm miễn phí bằng cách liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 1900 585853 hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email info@mptelecom.com.vn và cùng chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ của bạn.
Tác giả blog: Randolph Carter: Randy Carter là kiến trúc sư nội dung tiếp thị cấp cao của Interactive Intelligence. Ông không bao giờ ngừng suy nghĩ làm thế nào giúp các hệ thống của khách hàng dễ hiểu hơn, lịch sự hơn, và hữu ích hơn.