Bà Trần Thị Việt Hòa (ở giữa) - Giám đốc nhân sự công ty TNHH Minh Phúc
Bà Trần Thị Việt Hòa (ở giữa) – Giám đốc nhân sự công ty TNHH Minh Phúc

Cho thuê lại lao động vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với các doanh nghiệp và cả người lao động Việt Nam, dù ngành công nghiêp này hết sức phát triển tại các quốc gia tiên tiến. Đối với doanh nghiệp, cho thuê lại lao độnggóp phần giải quyết nhu cầu lao động ngắn hạn, bù đắp lao động thiếu hụt tạm thời do tai nạn lao động, nghỉ thai sản, đi nghĩa vụ quân sự… Đồng thời giảm chi phí quản lý, chi phí nhân sự, thỏa mãn nhu cầu sử dụng nhân sự có trình độ cao. Đối với người lao động, đây là cơ hội để có việc làm liên tục, được thay đổi môi trường làm việc và có cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng. Để giúp doanh nghiệp cũng như người lao động có cái nhìn sâu hơn, tận dụng được ưu thế của nhân lực thuê ngoài, đài truyền hình VITV, chuyên mục Luật sư của doanh nghiệp đã tiến hành phỏng vấn lãnh đạo của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực cho thuê lại lao động. Chương trình phát sóng ngày 30 tháng 7 trên kênh VITV.
Tại công ty TNHH Minh Phúc, công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng với số lượng lao động có quy mô lớn hàng đầu trong ngành. Bà Trần Thị Việt Hòa, Giám đốc nhân sự, cho biết: “Trên thực tế quyền lợi giữa người lao động cho thuê lại và người lao động thuê trực tiếp không có gì khác nhau. Ngoài ra đây còn là lợi thế cho người lao động, nếu như họ đáp ứng được yêu cầu của người thuê, thì sẽ được tuyển dụng trực tiếp”.
Mặc dù vậy, do trước đây cho thuê lại lao động chưa được nhà nước thừa nhận bằng văn bản luật và có sự quản lý chính thống, người lao động và cả các công ty làm ăn chân chính đã gặp nhiều khó khăn. Luật sư Vũ Tiến Minh,công ty luật Bảo An cho hay “ Nhiều công ty đã hoạt động trong ngành này nhưng họ lách luật bằng nhiều cách và tìm cách cắt xén lương của người lao động để thu lợi”. Về phía doanh nghiệp cho thuê nhân sự, bà Trần Thị Việt Hòa, công ty TNHH Minh Phúc, chia sẻ “Mặc dù công ty đã cung ứng dịch vụ cho hàng loạt các đối tác lớn như các nhà mạng viễn thông, khối tài chính, ngân hàng, các công ty chứng khoán bảo hiểm, vận tải hay dược phẩm. Tuy nhiên, vẫn khó tiếp cận nhiều doanh nghiệp do chưa được thừa nhận hoặc chưa được biết đến và không có một chuẩn mực để chứng minh doanh nghiệp của mình là đủ tiêu chuẩn để hoạt động trong lĩnh vực này”.
Kể từ 1 tháng 5 năm 2013, cho thuê lại lao động chính thức được công nhận như một ngành nghề hợp pháp, có chế tài ràng buộc và quy định trong Luật Lao Động Việt Nam. Có tổng cộng 17 ngành nghề được nhà nước công nhận và cho phép áp dụng mô hình cho thuê lại lao động, một trong số đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây là quyết định đáng mừng và hết sức có lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Nghị định số 552013 NĐ-CP quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê lao động khi đã thực hiện ký quỹ tối thiểu 2 tỷ tại ngân hàng mà công ty có tài khoản chính. Nhìn chung, kí quỹ được đánh giá là cần thiết để xác minh năng lực của doanh nghiệp và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tuy nhiên theo ông Nguyễn Minh Trường, Giám đốc công ty dịch vụ bảo vệ Trường Hải “nên có sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển cũng như tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ, các công ty mới mở”.
Việc luật hóa hình thức cho thuê lại lao động đã có tác động tích cực tới các doanh nghiệp. Bà Trần Thị Việt Hòa khẳng định điều này giúp “doanh nghiệp nói chung, cụ thể là Minh Phúc khẳng định năng lực, đẩy mạnh chuyên môn hóa dịch vụ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí quản lí, chi phí nhân sự và tập trung vào năng lực chuyên môn”.

MPTELECOM.COM.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 585853