Khủng hoảng đồng tiền chung châu Âu
Khủng hoảng đồng tiền chung châu Âu

Dịch vụ thuê ngoài được cho là bùng nổ vào thời điểm bắt đầu cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu có phải các doanh nghiệp chuyển sang dịch vụ thuê ngoài chỉ với mục đích giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng hay không?
Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng thú vị khi đề cập đến nền kinh tế thế giới. Trong lúc các doanh nghiệp phải vật lộn với sự bấp bênh, chính sách thắt lưng buộc bụng, biến động, khủng hoảng khu vực đồng euro và thị trường suy thoái thì vai trò của dịch vụ thuê ngoài (nếu có) ở đây là gì?
Cụ thể là, nó đã trở thành một yếu tố quan trọng trong toàn cảnh nền kinh tế thế giới hay chưa? Và yếu tố đó giúp đỡ hay cản trở thành công của các tổ chức?
Có thể nói dịch vụ thuê ngoài đem lại hai lợi ích chính giúp một tổ chức vượt qua cơn bão kinh tế.
Đầu tiên là cắt giảm chi phí. Cho dù là bớt được 15% chi phí nhờ việc thuê ngoài máy chủ lưu trữ dữ liệu hay 30% cho việc thuê một đơn vị nước ngoài đảm nhiệm công việc văn phòng, cắt giảm chi phí luôn là động lực mạnh nhất thúc đẩy dịch vụ thuê ngoài phát triển.
Nhờ khả năng hoạch định và triển khai kế hoạch chính xác nên những trải nghiệm trong dịch vụ thuê ngoài chủ yếu nằm ở yếu tố tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư; và trong thời buổi suy thoái kinh tế mọi thứ đều bấp bênh như hiện nay, những giá trị này càng được coi trọng.
Thứ hai, dịch vụ thuê ngoài cung cấp tính linh hoạt. Một hợp đồng thuê ngoài có cấu trúc tốt có thể chuyển mối rủi ro trong biến động kinh doanh sang nhà cung cấp.
Ví dụ, thay vì trả khoán cho một đơn vị cung ứng nhân sự để họ tìm mọi cách hỗ trợ doanh nghiệp bạn một cách nhanh nhất, bạn có thể chi trả cho từng khâu giao dịch cụ thể, như mỗi vị trí tuyển dụng hoặc mỗi buổi đào tạo, điều này giúp bạn linh hoạt trong việc xác định nhu cầu thực sự cần thiết của doanh nghiệp mình.
Trong thời đại của điện toán đám mây và dịch vụ theo yêu cầu, dịch vụ thuê ngoài tốt có thể đáp ứng linh hoạt và chính xác nhu cầu của doanh nghiệp.
Vì vậy, những người ủng hộ cho rằng dịch vụ thuê ngoài nên cho phép các tổ chức tiết kiệm chi phí và sẵn sàng chống chọi với những biến động cung – cầu, điều này chắc chắn lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang chịu nhiều sức ép.
Trở lại năm 2008 khi bắt đầu cuộc suy thoái kinh tế, nhiều nhà bình luận đã có những dự báo chẳng giống ai về sự bùng nổ dịch vụ thuê ngoài.
Sự bùng nổ đó đã không diễn ra như vậy. Trên thực tế, phản ứng ngay lập tức của hầu hết các doanh nghiệp là tránh xa hơn là lựa chọn các hoạt động thuê ngoài mới xuất hiện. Không hề có những cao trào hủy bỏ hợp đồng thuê ngoài hiện tại vì lợi nhuận chung cho tất cả hầu như đã được xác định rõ ràng.
Giai đoạn 2008 – 2010, số lượng hợp đồng thuê ngoài mới đã sụt giảm đáng kể cả trong lĩnh vực CNTT lẫn thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), khoảng 30 – 40% so với đỉnh điểm.
Thay vào đó, các công ty tập trung vào tối ưu hóa các hợp đồng thuê ngoài hiện tại, điểm lại mức giá và đàm phán lại các điều khoản thương mại. Đa số các doanh nghiệp đều không chuyển sang dịch vụ thuê ngoài mới nhằm thực thi chính sách thắt chặt tín dụng của họ.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới dịch vụ insourcing – dịch vụ thuê ngoài được triển khai ngay chính trong doanh nghiệp khách hàng.
Nguồn: www.techrepublic.com/CIO Insights
By Paul Morrison – Biên dịch: lelt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 585853