Những sinh viên được cho nghe nhạc Mozart có điểm số cao hơn hẳn những sinh viên nghe bản nhạc khác hoặc không nghe. Âm nhạc giúp tăng hiệu suất làm việc hiệu quả.

SONY DSC

1. Bass – heavy, thể loại đỉnh cao cho sự tự tin và tràn đầy năng lượng.
Theo nghiên cứu năm 2005 của tạp chí Psychology of Music, bài hát có giai điệu mạnh mẽ có thể tạo ra những cảm xúc tích cực, có sự ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và sáng tạo của nhân viên. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhóm tình nguyện viên nghe những bài hát mang tính cực có khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề hơn hẳn những người nghe nhạc trung lập hoặc mang tính tiêu cực.

Bạn nên nghe một bài có giai điệu mạnh, hùng hồn trước buổi họp hoặc sự kiện quan trọng, đòi hỏi sự tự tin cao. Tuy nhiên để có được hiệu quả cao nhất, bạn nên nghe nhạc vào trước sự kiện hoặc vào giờ giải lao và đặc biệt nên nghe đúng lúc, đúng chỗ.

Gợi ý: Bài “We will rock you” của nhóm nhạc huyền thoại Queen.

2. Nhạc không lời có giai điệu ổn định, mang âm thanh cuộc sống giúp nhịp độ làm việc hiệu quả hơn.
Những công việc thường nhật, đòi hỏi bạn có sự tập trung hơn là sự nhận thức và năng lượng làm việc. Thể loại nhạc không lời mang âm thanh cuộc sống, có giai điệu lặp đi lại, sẽ giúp hỗ trợ nhịp làm việc của bạn trôi chảy xuyên suốt cả ngày. Nó còn phù hợp cho việc tăng sự tỉnh táo và tập trung. Nghiên cứu cho thấy những nhân viên không nghe thể loại nhạc này có chất lượng làm việc thấp hơn, thời gian làm việc kéo dài hơn những nhân viên có nghe nhạc.

Bạn nên chọn những bài có giai điệu trầm ổn, không pha lẫn quá nhiều nhịp điệu.

Bản “Weightless” của Marconi Union được nhiều người đánh giá là bản nhạc có giai điệu dễ chịu nhất.

3. Nhạc cổ điển giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng.
Âm nhạc giúp bạn thư giãn cả về cơ thể lẫn tinh thần. Đặc biệt, nhạc cổ điển có lợi ích to lớn với những vấn đề tâm lý, như giúp điều hòa tim mạch, và huyết áp; đồng thời, giảm các hóc-môn gây stress. Stress và tâm trạng tiêu cực là hai yếu tố chính làm giảm hiệu suất làm việc.

Nghiên cứu cho thấy nhạc cổ điển có khả năng giảm tỉ lệ kiệt sức ở sinh viên ngành điều dưỡng, một ngành đòi hỏi khả năng chịu đựng áp lực cao. Với những công việc áp lực cao, nhạc cổ điển sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện cảm xúc; đồng thời tăng khả năng tập trung cũng như hiệu suất làm việc.

Bản “Fidelio Overture” của Beethoven là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.

4.Những bản nhạc của Mozart giúp nâng cao khả năng học tập và ghi nhớ.
Âm nhạc có khả năng tác động đến vùng ghi nhớ của não bộ. Đại học California thực hiện một cuộc thử nghiệm, so sánh nhóm sinh viên nghe nhạc Mozart với nhóm nghe đoạn nhạc có giai điệu thư giãn hoặc không nghe gì cả. Kết quả, những sinh viên được cho nghe nhạc Mozart có điểm số cao hơn hẳn những sinh viên nghe bản nhạc khác hoặc không nghe.

Khi cần động lực thúc đẩy tinh thành cho những công việc đòi hỏi suy nghĩ và ghi nhớ nhiều, hãy bật bản nhạc bất hữu của Mozart, thần đồng âm nhạc của thế giới và thưởng thức.

Gợi ý: bản “Eine kleine Nachtmusik” của Mozart.

5. Nhạc pop, “tăng lực” cho những công việc liên quan đến nhập liệu.
Kết quả nghiên cứu của tổ chức giáo dục Mindlab cho biết: trong số tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thì nhóm tiếp xúc với nhạc pop có khả năng nhập liệu nhanh hơn 58% so với nhóm không tiếp xúc. Với những công việc kiểm tra lỗi, nhạc pop được miêu tả như “liệu pháp” tuyệt vời giúp đạt hiệu suất nhanh nhất và giảm thiểu 14% mức độ sai sót.

Không gì giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn bằng việc bật ngay bài “Treasure” của Bruno Mars.

St

MPTELECOM.COM.VN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

1900 585853