Có nhiều cách nói khác nhau về BPO trong tiếng Việt là: “Thuê ngoài quy trình kinh doanh” hoặc “Dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp” hoặc “Dịch vụ thuê ngoài”.
BPO là khái niệm để chỉ việc sử dụng các dịch vụ liên quan của các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp (in-house) nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tập trung phát huy những mặt mạnh của doanh nghiệp.
Khái niệm BPO được nhắc đến tại Việt Nam từ cuối năm 2005, nhưng theo khảo sát của IDC, tới năm 2007 vẫn chỉ có 17% các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã sử dụng dịch vụ BPO.
Các dịch vụ BPO đã có nhiều doanh nghiệp đang cung cấp chủ yếu như: Bảo vệ, kế toán tài chính, luật và dự án IT.
Hiện tại, không ít lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu rõ BPO là gì? Có lợi ích gì và cần cân nhắc những gì trước khi quyết định triển khai BPO?
Để có thể cung cấp dịch vụ BPO, doanh nghiệp phải có khả năng thay đổi sáng tạo và hướng tới việc cung cấp dịch vụ với quy mô lớn, có thể chia sẻ mạo hiểm với khách hàng và có khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói. Đối chiếu những tiêu chí này thì rất ít doanh nghiệp Việt Nam dám “dấn thân” vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ BPO.
Tình trạng chung hiện nay là doanh nghiệp lo bị mất tầm kiểm soát khi thực hiện BPO. Những rủi ro như không đảm bảo tính bảo mật, chất lượng kém, không thể liên kết với các nhà dịch vụ… cũng khiến các nhà lãnh đạo công ty, doanh nghiệp do dự khi quyết định có sử dụng BPO hay không.
Thuê ngoài các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ IT, kế toán thuế, bảo vệ, call center, data center, headhunter… đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp
BPO được coi như một phương pháp tiết kiệm chi phí tổ chức thực hiện công việc hoặc sản xuất những sản phẩm mà một công ty cần phải có. Và đó không phải dịch vụ hoặc sản phẩm chủ chốt trong việc duy trì vị trí của công ty trên thị trường, do vậy họ có thể thuê gia công ngoài.
MPTELECOM.COM.VN